Apkpure

Cách nào trị "xe dù bến cóc" là vấn đ̓ phần mềm định giá sim

【phần mềm định giá sim】TP.HCM mạnh tay xử lý 'xe dù bến cóc'

Cách nào trị "xe dù bến cóc" là vấn đề nhận được nhiều ý kiến mổ xẻ,ạnhtayxửlýxedùbếncóphần mềm định giá sim nêu giải pháp trong buổi trao đổi giữa Sở GTVT TP.HCM với các doanh nghiệp (DN) vận tải hành khách bằng ô tô ngày 3.11. Buổi làm việc diễn ra sau hơn 1 tháng xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng của xe Công ty TNHH Thành Bưởi tại Đồng Nai khiến 5 người chết.

TP.HCM mạnh tay xử lý “xe dù bến cóc” - Ảnh 1.

Xe khách Thành Bưởi đậu trên đường Điện Biên Phủ đón khách khuya 13.10

Trần Duy Khánh

XE HỢP ĐỒNG TRÁ HÌNH BỊ "THẢ NỔI"

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, đại diện Công ty TNHH Vận tải Kumho Samco, nêu thực trạng xe hợp đồng gần như được "thả nổi", ngày càng bùng phát vì thu lợi cao hơn xe khách vào chạy trong bến. Nếu vào bến, cơ quan quản lý sẽ kiểm tra bằng lái, lệnh xuất bến, điều kiện kinh doanh, còn chạy bên ngoài thì chủ yếu do DN tự thực hiện. Điều này dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông cao hơn. Chưa kể, xe hợp đồng trá hình còn gây thất thoát thuế vì nhà xe không xuất hóa đơn bán vé như tuyến cố định.

Từ đầu năm 2023, TP.HCM thiết lập vành đai cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ 6 - 22 giờ. Ông Tuấn đánh giá giải pháp này chưa xử lý được tình trạng đón trả khách trái phép ở khu trung tâm bởi nhiều tuyến chạy Nha Trang, Đà Lạt vẫn vô tư đi lại trong khung giờ cấm. Chưa kể, việc giới hạn khung giờ còn khiến tài xế cố chạy thật nhanh vào nội đô trước 6 giờ làm tăng nguy cơ gây tai nạn, cũng như cạnh tranh không lành mạnh vì hầu hết loại hình xe này chạy theo tuyến cố định. Để giải quyết "xe dù bến cóc", ông Tuấn cho rằng chỉ xử phạt và rút giấy phép kinh doanh vẫn chưa nghiêm, mà cần xem xét dấu hiệu trốn thuế, khởi tố một vài DN để tạo chuyển biến rõ rệt.

Sở GTVT TP.HCM khó xử lý ‘bến cóc, xe dù’ vì thiếu quy định

Tại buổi gặp gỡ, đại diện một số DN, hợp tác xã có xe khách vi phạm cam kết sẽ chấn chỉnh tài xế, xã viên. Để quản lý xe hợp đồng chặt chẽ hơn, ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô hành khách TP.HCM, cho rằng cần phân cấp quản lý dữ liệu hành trình, camera về Sở GTVT các địa phương ít nhất 1 tháng/lần rồi tiến tới 1 tuần/lần. "Đầu tư cả ngàn tỉ đồng mà 3 tháng sau mới có dữ liệu thì làm được gì", ông dẫn chứng. Ngoài ra, ông Tính cũng đề nghị tăng cường vai trò của Ban An toàn giao thông, xác định trách nhiệm của chính quyền địa phương, công an, Sở GTVT trong việc xử lý "xe dù bến cóc".

Về đề xuất cấm xe khách giường nằm vào nội đô 24/24 giờ, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ Sở GTVT TP.HCM Đỗ Ngọc Hải cho biết sau khi gửi ý kiến góp ý thì nhiều đơn vị vận tải nói rằng cần cân nhắc. Do vậy, Sở đang tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan đánh giá toàn diện trước khi quyết định.

NHÀ XE TỰ CHẤN CHỈNH TRƯỚC KHI BỊ KIỂM TRA

Theo Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm, thời gian gần đây dư luận rất quan tâm đến việc thiết lập kỷ cương hoạt động vận tải bằng xe ô tô, nhất là tình trạng "xe dù bến cóc". Ông Lâm nhìn nhận tình trạng này xảy ra ở nhiều đô thị lớn chứ không riêng TP.HCM và diễn ra trong thời gian dài. Trong khi đó, việc thiết lập lại trật tự phải dựa trên quy định pháp luật chứ không chỉ đặt vấn đề vì sao chỗ này xử lý, chỗ khác không xử lý.

Ông Lâm dẫn chứng từ năm 2014 - 2023, Sở GTVT đều tổ chức kiểm tra, thanh tra hằng năm (trừ 2 năm 2020 - 2021 có dịch Covid-19). Tương tự, Bộ GTVT, Cục Đường bộ cũng kiểm tra quản lý nhà nước đối với Sở GTVT và một số bến xe. Điều đó cho thấy cơ quan quản lý không buông lỏng mà kiểm tra thường xuyên. "Thực hiện công vụ phải dựa trên quy định pháp luật", ông Lâm nói và cho biết Sở GTVT sẽ đề xuất xây dựng quy định pháp luật cho sát hơn, thậm chí là xin cơ chế riêng áp dụng thí điểm.

Trao đổi với DN vận tải, Giám đốc Sở GTVT khẳng định không muốn thường xuyên thanh tra, kiểm tra để không làm mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Như vậy, các DN phải tự chấn chỉnh trước khi bị kiểm tra, nhất là thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông. "Quy định có mà không thực hiện đầy đủ, không hiệu quả, không nghiêm túc để xảy ra hậu quả thì chúng ta là người có lỗi", ông Lâm nói và nhấn mạnh sẽ xử phạt nghiêm nếu DN vi phạm.

Nói về Công ty Thành Bưởi, ông Lâm cho biết việc xử phạt DN được cân nhắc kỹ lưỡng bởi phía sau DN còn là người lao động và gia đình họ. Trước khi ban hành kết luận kiểm tra, Sở GTVT cũng họp với Sở Tư pháp, Sở Y tế, bảo hiểm xã hội, chính quyền địa phương để đánh giá toàn diện. "Việc xử lý DN chúng tôi không mong muốn nhưng phải xử lý để làm gương, cảnh tỉnh, chỉnh đốn lại", ông Lâm nói thêm, đồng thời đề nghị các DN vận tải thực hiện đầy đủ quy định về khám sức khỏe, đóng BHXH cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Công ty Thành Bưởi bị tước giấy phép 3 tháng

Thành Bưởi bị tước giấy phép kinh doanh 3 tháng

Ngày 3.11, Thanh tra Sở GTVT TP.HCM ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Thành Bưởi 91 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô trong 3 tháng. DN này bị xử phạt về 8 vi phạm như: không khám sức khỏe cho tài xế; bộ phận quản lý theo dõi điều kiện an toàn nhưng không làm đúng nhiệm vụ; không cập nhật chính xác lý lịch xe, lý lịch hành nghề của tài xế; có hợp đồng lữ hành, danh sách hành khách nhưng không đảm bảo yêu cầu; trên xe không có hợp đồng vận chuyển, danh sách hành khách kèm theo…

Thanh tra Sở GTVT TP.HCM yêu cầu Công ty Thành Bưởi phải thực hiện quy định đảm bảo an toàn giao thông; cập nhật đầy đủ, chính xác lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề của tài xế; khám sức khỏe định kỳ cho tài xế.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap